Mốt xuyên thấu gây xôn xao tại thảm đỏ Cannes, liệu ai sẽ là người chiếm spotlight?
Giá trị của “nền kinh tế dưới ánh đèn điện” đã không ngừng tăng trưởng các năm qua. Trong khi tại Việt Nam, đây vẫn là mỏ vàng chưa được khai thác triệt để và hiệu quả. Khái niệm “kinh tế đêm” (night-time economy) từng được nhắc đến vào những năm 1970 ở Anh - quốc gia tiên phong trong phát triển kinh tế ban đêm, với một tổ chức chuyên trách theo dõi và phát triển ngành này mang tên NTIA (Night Time Industries Association). Theo NTIA, nền kinh tế đêm ở Anh hiện là ngành công nghiệp lớn thứ năm, chiếm 8% số việc làm và đạt doanh thu 66 tỷ bảng Anh mỗi năm, tương đương 6% GDP.London là trung tâm của nền kinh tế này, đóng góp 40% doanh thu toàn quốc, tạo ra hàng trăm nghìn việc làm trong các lĩnh vực như khách sạn, nghệ thuật, giải trí. Để thúc đẩy kinh tế đêm, London đã triển khai các chính sách như bổ nhiệm chức danh "Night Czar" (Thị trưởng ban đêm), mở tuyến tàu điện ngầm "Night Tube", tạo ra hàng trăm triệu bảng Anh mỗi năm, thử nghiệm "Khu doanh nghiệp ban đêm" tại Walthamstow, hỗ trợ các doanh nghiệp mở cửa muộn…Một điển hình khác về phát triển kinh tế đêm là Trung Quốc. Vào đầu thập niên 90, “kinh tế đêm” đã manh nha xuất hiện tại đất nước tỷ dân này. Đến cuối năm 2020, quy mô thị trường kinh tế đêm tại Trung Quốc ước đạt 2.400 tỉ USD. Để kích hoạt thị trường, các tỉnh, thành phố tại Trung Quốc sẵn sàng giảm giá tiêu thụ điện, mở thêm nhiều hàng quán, dịch vụ.Không chỉ là phố đi bộ, khu ẩm thực, để phát triển kinh tế đêm, Trung Quốc còn đào sâu "mỏ vàng” bằng “mũi khoan” văn hóa. Ví dụ điển hình là “Tám phường mười ba ngõ”, khu du lịch - văn hóa - thương mại - giải trí trọng điểm của thành phố Lâm Hạ (tỉnh Cam Túc), tiếp đón hơn 12 triệu lượt khách khi đi vào vận hành. Mô hình này xác định đẩy mạnh phát triển văn hóa và kinh tế đêm, với việc tối ưu hóa thiết kế quy hoạch không gian, làm phong phú thêm các loại hình dịch vụ, đưa nghệ thuật ánh sáng vào kiến trúc của toàn khu, để ánh đèn lung linh huyền ảo tôn lên vẻ đẹp của đền đài miếu mạo, những ngôi nhà cổ, cây cầu và dòng suối... Qua đó thu hút du khách đến trải nghiệm, chi tiêu mua sắm. Trong khi đó, Thái Lan, “đối thủ” hàng đầu của du lịch Việt Nam, lại vận hành vô cùng hiệu quả mô hình du lịch dựa trên các hoạt động tổ chức sự kiện, tiệc tùng. Theo Tổng cục Du lịch Thái Lan, doanh thu du lịch đã tăng 44% chỉ trong tháng cuối năm 2023, thu về tới 1,6 tỉ USD sau khi quốc gia này nới thời gian mở cửa cho các địa điểm giải trí đến 4 giờ sáng. Thực tế, kinh tế đêm là “phao cứu sinh” cho ngành du lịch Thái Lan kể từ sau đại dịch SARS năm 2003. Năm 2016, Bangkok đã vượt qua London và New York để đứng đầu danh sách "Thành phố đáng tham quan nhất" của Euromonitor, với gần 35 triệu lượt khách và doanh thu 71,4 tỉ USD. Theo Bloomberg, mỗi du khách trung bình ở lại Bangkok 4,8 ngày và chi tiêu 184 USD/ngày, vượt xa các thành phố như New York và London. Chi tiêu của du khách là yếu tố quan trọng để đo lường tác động của ngành du lịch đối với nền kinh tế. Mặc dù du lịch Việt Nam có tốc độ tăng trưởng ấn tượng trong khu vực và được xếp vào top quốc gia phục hồi du lịch nhanh nhất sau đại dịch, nhưng mức chi tiêu của du khách quốc tế tại Việt Nam vẫn còn thấp. Cụ thể, trong vòng 9 ngày, du khách chi tiêu 96 USD/ngày tại Việt Nam, trong khi con số này ở Thái Lan là 163 USD. Một trong những nguyên nhân khiến chi tiêu du khách tại Việt Nam chưa cao là “lỗ hổng” kinh tế đêm.Sự thiếu hụt các dịch vụ và cơ sở hạ tầng phục vụ cho hoạt động đêm khiến du khách rời đi sau khi kết thúc các tour du lịch ban ngày. Điều này không chỉ làm giảm thời gian lưu trú của họ mà còn ảnh hưởng lớn đến mức chi tiêu. Các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Nha Trang đều sở hữu tiềm năng phát triển kinh tế đêm nhờ văn hóa phong phú, ẩm thực đặc sắc và kết nối giao thông thuận tiện. Tuy nhiên, các hoạt động kinh tế đêm tại đây vẫn chưa được phát triển đồng bộ và bền vững, nguồn thu mang lại chưa cao, dù các tuyến phố đi bộ nổi tiếng như Hồ Hoàn Kiếm (Hà Nội), Bùi Viện (TP.HCM) đã thu hút khá đông du khách. Theo các chuyên gia, kinh tế đêm tại Việt Nam hiện vẫn còn manh mún và thiếu quy hoạch rõ ràng. Nếu coi kinh tế đêm là "các hoạt động kinh doanh từ 18 giờ đến 6 giờ sáng trong lĩnh vực dịch vụ", thì hiện tại, nhiều chợ đêm chỉ bán hàng vặt, các khu vực đô thị thường vắng vẻ sau 22h, các dịch vụ công cộng như xe buýt, nhà vệ sinh công cộng cũng dừng hoạt động sớm. Hơn nữa, việc thiếu cơ chế kiểm soát và quản lý bài bản, không quy hoạch khu vực riêng, không có tổ chức chuyên trách quản lý kinh tế đêm… khiến hoạt động này chưa thể phát triển như kỳ vọng.Trong khi thế giới đã thu về hàng tỉ USD từ kinh tế đêm, thì tại Việt Nam, mô hình này vẫn phát triển manh mún, chưa được quan tâm đúng mức. Trên phương diện chính sách, phải đến tận năm 2020, Chính phủ mới ban hành "Đề án phát triển kinh tế ban đêm ở Việt Nam". Tiếp đó, năm 2023, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch mới ban hành đề án "Một số mô hình phát triển sản phẩm du lịch đêm". Tuy nhiên, việc triển khai còn gặp nhiều khó khăn do thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng và thiếu chiến lược phát triển lâu dài.“Thắp sáng” kinh tế đêm không chỉ là cơ hội thúc đẩy ngành du lịch mà còn là cơ hội để nâng cao giá trị văn hóa, xây dựng thương hiệu quốc gia. Để kinh tế đêm bừng sáng, Việt Nam cần thúc đẩy mạnh mẽ cơ chế, chính sách, quy hoạch. Qua đó, sẽ tạo ra sự phát triển bền vững cho ngành du lịch, góp phần tăng thu ngân sách và cải thiện hình ảnh đất nước trong mắt bạn bè quốc tế. Hướng đến mục tiêu đưa du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, phấn đấu đến năm 2030 đón 35 triệu khách quốc tế, tốc độ tăng trưởng từ 13 - 15%/năm, đóng góp trực tiếp từ 13 - 14% trong GDP.Nhà thơ thích 'ngồi gỡ tơ trời'
Theo thông tin mới nhất từ Cảng HKQT Tân Sơn Nhất, sau khi đưa vào khai thác, nhà ga hành khách T3 sẽ phục vụ các chuyến bay nội địa của 2 hãng hàng không Vietnam Airlines và Vietjet Air. Nhà ga T1 đang khai thác hiện nay sẽ phục vụ các chuyến bay nội địa của 4 hãng hàng không Vasco, Bamboo Airways, Vietravel Airlines và Pacific Airlines.Kế hoạch chuyển đổi được chia thành 2 giai đoạn. Cụ thể, giai đoạn 1 từ 24.4 - 27.4 sẽ tổ chức các chuyến bay thử nghiệm thực tế đường bay Tân Sơn Nhất - Vân Đồn - Tân Sơn Nhất, do 2 hãng Vietnam Airlines và Vietjet Air khai thác. Chuyến bay thử nghiệm đầu tiên sẽ cất cánh lúc 4 giờ 1 phút ngày 24.4. Giai đoạn 2 áp dụng từ 28.4 - 4.5, khai thác thêm đường bay trục chính TP.HCM - Hà Nội của Vietnam Airlines và Vietjet Air.Ngày 30.4, nhà ga hành khách T3 sẽ chính thức khai trương và từ 5.5 sẽ khai thác chính thức tất cả các chuyến bay nội địa của hãng hàng không Vietnam Airlines và Vietjet Air. Khi đó, hành khách bay trên tất cả các chuyến bay nội địa của 2 hãng hàng không này sẽ chuyển sang làm thủ tục tại nhà ga T3. Đây là 2 hãng hàng không có số lượng và tần suất khai thác chuyến bay lớn nhất hiện nay, sau khi chuyển sang khai thác tại ga nhà T3 sẽ giảm tải rất lớn cho tình trạng ùn tắc hiện hữu tại nhà ga T1.Hạng mục nhà ga hành khách T3 có quy mô 1 tầng hầm và 4 tầng nổi, tổng diện tích sàn xây dựng là 112.500 m2, công suất 20 triệu hành khách/năm, đáp ứng 7.000 hành khách/giờ cao điểm, khai thác được tất cả các loại tàu bay code C và code E. Nhà ga T3 được thiết kế thành 2 cao trình đi và đến riêng biệt, có 89 quầy thủ tục hàng không truyền thống, 20 quầy bagdrop thả hành lý tự động và 42 kiosk check-in, 26 cửa ra tàu bay. Trong đó 13 cửa bằng ống lồng và 13 cửa bằng xe buýt, có 6 đảo xử lý hành lý đi và 10 đảo trả hành lý đến, 25 cửa kiểm soát an ninh hành khách đi.Đặc biệt, nhà ga được thiết kế 8 cửa kiểm soát an ninh và 1 khu riêng biệt phục vụ hành khách VIP, hạng thương gia và khách ưu tiên.Để kết nối với ga T3, dự án đường Trần Quốc Hoàn - Cộng Hòa, dài 4 km ở bên ngoài với tổng mức đầu tư hơn 4.800 tỉ đồng cũng đang chạy nước rút về đích. Toàn bộ dự án dự kiến hoàn thành dịp 30.4 đồng bộ với ngày khai trương nhà ga T3, giúp kết nối đồng bộ giữa các công trình và giảm ùn tắc cho cả khu vực Tân Sơn Nhất.
Lần đầu đón tết ở nhà chồng: Nàng dâu gen Z hạnh phúc vì điều này...
Những chiếc ốp lưng này không chỉ giúp tránh trầy xước và va đập mà còn trở thành vật dụng thiết yếu, thường được mua kèm khi sở hữu một chiếc smartphone mới. Tuy nhiên, khi chọn ốp lưng, nhiều người sẽ không nghĩ đến việc nó có thể ảnh hưởng đến tín hiệu Wi-Fi và di động. Mặc dù phần lớn ốp lưng không gây ảnh hưởng đến khả năng kết nối, vẫn có một số trường hợp ngoại lệ liên quan đến vật liệu và thiết kế của ốp.Ốp lưng smartphone thường được làm từ hai loại vật liệu: không dẫn điện (như nhựa, silicon, da) và dẫn điện (như nhôm, titan). Các vật liệu không dẫn điện thường không gây nhiễu tín hiệu, trong khi ốp lưng kim loại có thể làm giảm khả năng thu tín hiệu, dẫn đến kết nối yếu hơn hoặc thậm chí chặn hoàn toàn tín hiệu. Điều này xảy ra vì các vật liệu dẫn điện hoạt động như một rào cản, ngăn sóng vô tuyến tiếp cận ăng-ten của smartphone.Ngoài vật liệu, thiết kế của ốp lưng cũng có thể ảnh hưởng đến tín hiệu. Một chiếc ốp lưng được thiết kế kém có thể che hoặc cản trở ăng-ten và gây ra tình trạng nhiễu tín hiệu. Để đảm bảo khả năng thu sóng tốt nhất, người dùng nên chọn ốp lưng mỏng, miễn là nó được làm từ vật liệu không dẫn điện.Chính vì các lý do nói trên, người dùng nên ưu tiên vào các lựa chọn ốp lưng không dẫn điện. Trong trường hợp yêu thích loại dẫn điện như ốp kim loại, người dùng nên chú ý đến thiết kế các đường ăng-ten trên ốp lưng. Những đường này cho phép sóng vô tuyến đi qua nhằm giúp duy trì tín hiệu mạnh mẽ. Nếu không có chúng, người dùng có thể gặp phải tình trạng mất cuộc gọi, tốc độ dữ liệu chậm hoặc kết nối Wi-Fi yếu.Tóm lại, khi lựa chọn ốp lưng cho smartphone, người dùng nên cân nhắc kỹ lưỡng về cả vật liệu và thiết kế để đảm bảo không chỉ bảo vệ điện thoại mà còn duy trì kết nối ổn định.
Đặc biệt, bản công diễn lần này tái hiện trọn vẹn tinh thần bản gốc của năm 1875, mang đến trải nghiệm chân thực nhất cho công chúng như khi thưởng lãm tại các nhà hát lớn trên thế giới. Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank) vinh dự là nhà tài trợ độc quyền chương trình này, với mong muốn đưa tinh hoa của nghệ thuật thế giới đến gần hơn với công chúng trong nước, đồng thời góp phần bảo tồn những giá trị văn hóa có sức sống vượt thời gian. Tiếp nối hành trình hiện thực hóa tầm nhìn "Chuyển đổi ngành tài chính, Nâng tầm giá trị sống", Techcombank không ngừng mở rộng những trải nghiệm đẳng cấp dành cho công chúng và khách hàng. Từ những giải pháp tài chính tiên phong đến các hoạt động văn hóa nghệ thuật đa dạng, Techcombank luôn hướng đến việc kiến tạo những tiêu chuẩn và giá trị sống ngày càng được nâng tầm. Việc đưa nguyên tác "Carmen" về Việt Nam lần này không chỉ là một dấu ấn quan trọng, mà còn thể hiện nỗ lực kết nối Việt Nam với dòng chảy văn hóa toàn cầu, kiến tạo không gian giao thoa giữa quá khứ và hiện tại, di sản với tương lai. Được biết, hai đêm công diễn cũng là dịp để Techcombank tri ân những hội viên Private. Họ chính là những khách hàng đã có những bước đường đồng hành bền chặt cùng ngân hàng trên hành trình quản lý gia sản và kiến tạo sự thịnh vượng vững bền. Đây không chỉ là những cá nhân thành công mà còn là những người luôn mang trong mình khát khao cống hiến, giữ gìn và kế thừa di sản cho những thế hệ mai sau. Đó cũng chính là tinh thần của Techcombank khi luôn mong muốn hướng tới sự bền vững, lan tỏa được những giá trị tinh hoa qua nhiều thế hệ.Bà Thái Minh Diễm Tú, Giám đốc Khối Tiếp thị - Ngân hàng Techcombank chia sẻ: "Techcombank đồng hành cùng Nhà hát Hồ Gươm, tái hiện trọn vẹn nguyên tác 150 năm tuổi của vở opera kiệt tác thế giới "Carmen". Chúng tôi trân trọng những bản sắc, tinh hoa của nghệ thuật thế giới và mong muốn lan tỏa những giá trị di sản này với công chúng trong nước. Đặc biệt, sự kiện này cũng là món quà mà ngân hàng dành riêng cho những khách hàng Techcombank Private. Đây tiếp tục là lời tri ân trên hành trình nâng tầm những giá trị sống của khách hàng, để tài sản không ngừng được sinh sôi, và để những di sản nảy lộc vượt thời".Khác với nhiều phiên bản đã từng được trình diễn trên thế giới, Carmen tại Nhà hát Hồ Gươm lần này tái hiện trọn vẹn nguyên tác từ năm 1875 - từ thiết kế sân khấu, phục trang đến âm thanh, bối cảnh. Được phục dựng bởi Nhà hát Hoàng gia Versailles, Trung tâm âm nhạc Lãng mạn Pháp Palazzetto Bru Zane và Nhà hát Rouen Normandie, vở diễn sẽ đưa khán giả Việt Nam về với thành phố Seville, Tây Ban Nha thế kỷ XIX - nơi nàng Carmen, biểu tượng của đam mê, tự do và cá tính được kể lại theo đúng tinh thần nguyên bản.Sir Thomas Beecham - Nhạc trưởng nổi tiếng nước Anh, từng ca ngợi phần mở đầu của vở opera này là "quốc ca thực sự của nước Pháp". Một tác phẩm có sức ảnh hưởng vượt thời gian, trải qua 150 năm trường tồn vẫn làm lay động trái tim của hàng triệu khán giả khắp thế giới. Và năm nay, Việt Nam sẽ là điểm đến đầu tiên trong khu vực Đông Nam Á công diễn trọn vẹn phiên bản nguyên gốc của kiệt tác này, hứa hẹn sẽ mang tới cho khán giả thủ đô những trải nghiệm nghệ thuật đẳng cấp và đặc quyền, không thua kém gì như khi thưởng thức tại các nhà hát lớn trên thế giới. Đại diện Ban Tổ chức cho biết sự xuất hiện của nguyên tác Carmen tại Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 150 năm kiệt tác bất hủ này ra đời không chỉ là một sự kiện mang tầm vóc quốc tế mà còn là cơ hội hiếm có để công chúng Việt Nam được đến gần hơn với tinh hoa nghệ thuật thế giới trong không gian văn hóa đẳng cấp của Nhà hát Hồ Gươm - top 10 nhà hát tuyệt vời nhất thế giới. Các thông tin về tác phẩm và nhân vật cũng sẽ được khai thác từ nhiều góc độ, nhằm đưa Carmen tới công chúng một cách chân thực nhất, gần gũi nhất.
Phụ kiện thời trang mùa thu đông được mix match với style chất lừ
Chuyến bay MH370 chở 239 hành khách đã mất tích sau khi cất cánh từ sân bay quốc tế Kuala Lumpur (Malaysia) để đến Bắc Kinh (Trung Quốc) vào ngày 8.3.2014. Vụ việc này đã trở thành một trong những bí ẩn hàng không lớn nhất mọi thời đại, theo The Mirror.Trong suốt nhiều năm qua, hàng loạt chiến dịch tìm kiếm đa quốc gia được triển khai tiêu tốn hàng trăm triệu USD, nhưng đều không mang lại kết quả rõ ràng.Tuy nhiên, mới đây, nhà khoa học Vincent Lyne - từng làm việc tại Đại học Tasmania (Úc), tuyên bố đã phát hiện ra thứ mà ông cho là xác máy bay mất tích thông qua một điểm ảnh màu vàng, được mô tả là "dị thường" trong mô hình địa hình toàn cầu của đại dươngDữ liệu đo độ sâu của GEBCO - bản đồ kỹ thuật số của đáy đại dương do ông Lyne quan sát đã xác định chính xác đốm màu vàng ở vĩ độ: 33,02°N, kinh độ: 100,27°Đ, nằm thẳng hàng với trên kinh tuyến của phía tây nam sân bay Penang (Malaysia). Tiến sĩ Lyne gọi sự thẳng hàng này là hố sâu kinh độ Penang, là một miệng núi lửa sâu gần 6.000 m ở đầu phía đông của Broken Ridge - một khu vực gồ ghề và nguy hiểm ở Ấn Độ Dương."Ẩn sâu trong đại dương bao la, nơi Broken Ridge tiếp giáp vùng nứt gãy Diamantina, một điểm ảnh sáng duy nhất đã xuất hiện - xác định vị trí xác tàu với độ chính xác chưa từng có", ông Lyne giải thích. "Ở độ sâu 5.750 m, nó nổi bật như một điểm dị thường, chỉ ra vị trí có thể là nơi rơi của MH370. Tuy nhiên, sự không nhất quán trong dữ liệu sonar và máy đo độ cao vệ tinh đã gây ra một số không chắc chắn về vị trí, mặc dù điểm dị thường trên không thể nhầm lẫn", theo ông Lyne.Trước đây, ông Lyne từng đưa ra giả thuyết rằng sự mất tích của MH370 không phải là một tai nạn, mà là do cơ trưởng Zaharie Ahmad Shah, đến từ Penang, cố tình lao máy bay xuống Broken Ridge.Ông Lyne nhận định hố sâu này là "không phù hợp với các đặc điểm tự nhiên của đáy biển", đồng thời cho rằng điều này ủng hộ lý thuyết của ông rằng sự mất tích của máy bay đã được "lên kế hoạch tỉ mỉ". Hồi tháng 2, Bộ trưởng Giao thông Malaysia Anthony Loke xác nhận công ty rô bốt hàng hải Anh Ocean Infinity sẽ tham gia cuộc tìm kiếm mới đối với chuyến bay MH370 mất tích.